Game hóa ứng dụng là một thuật ngữ vô cùng phổ biến trong lĩnh vực phát triển app hiện nay. Nó là một phương pháp giúp tạo dựng mối quan hệ giữa những người sử dụng với nhà lập trình app đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường cho các doanh nghiệp.
Hãy cùng Bizfly App tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này theo nội dung được chia sẻ sau đây.
Game hoá ứng dụng (App Gamification) là gì?
Game hóa ứng dụng (tiếng anh là App Gamification) là một phương pháp mà doanh nghiệp triển khai các yếu tố về trò chơi vào trong các ứng dụng của mình nhằm thu hút sự quan tâm, kích thích người dùng trở lại app. Thông qua hoạt động này, các nhà phát triển app có thể tối ưu được tỷ lệ duy trì, tỷ lệ khách hàng rời bỏ, tỷ lệ ROAS (chỉ số hoàn vốn trên chi phí quảng cáo)…
Thông thường một chu kỳ của App Gamification sẽ được xây dựng theo một hành trình chuỗi hành động bắt đầu từ kích hoạt, thúc đẩy hành động, đổi thưởng cho đến đưa ra lời kêu gọi, lôi kéo khách hàng sử dụng app. Nhờ vào chiến lược này, việc tối ưu lượt truy cập và tương tác tăng trưởng đáng kể hơn.
Mọi người thường sẽ bắt gặp mô hình game hóa ứng dụng thông qua một số hình thức như tích điểm đổi quà, biểu đồ theo dõi hiệu suất, làm nhiệm vụ vượt cấp, thu thập huy hiệu, thi đua bảng xếp hạng, thanh toán tiền…Mỗi một game sẽ được thiết kế sao cho mang lại những trải nghiệm riêng và phù hợp với từng loại ứng dụng cụ thể.
Lợi ích của ứng dụng được game hoá
Việc triển khai hình thức game hóa ứng dụng sẽ mang đến những giá trị như sau:
- Gia tăng lượt tương tác: Đây là một ý tưởng vô cùng tuyệt vời để các nhà phát triển app có thể duy trì tỷ lệ tương tác giữa người dùng với ứng dụng.
- Tăng lượng truy cập: Với việc phải làm các nhiệm vụ trong game với một khoảng thời gian nhất định, lượt truy cập của ứng dụng sẽ tăng lên đáng kể.
- Tạo lợi thế cạnh tranh: Với việc cài đặt game trong ứng dụng, mọi người sẽ tạo ra được sự khác biệt, độ thú vị và độc đáo so với đối thủ của mình. Đây là cơ hội để khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường của các doanh nghiệp hiện nay.
- Tạo sự gắn bó: Việc game hóa ứng dụng sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra sự gắn bó lâu dài với khách hàng của mình mỗi khi họ truy cập vào ứng dụng thường xuyên để chơi game.
Ví dụ về game hoá ứng dụng
Hiện nay trên thị trường ứng dụng đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công với mô hình này. Điển hình là những Case study như sau:
- Shopee: Đây là sàn thương mại điện tử ứng dụng thành công mô hình game hóa ứng dụng với các trò chơi như làm nhiệm vụ theo hướng dẫn, tưới cây, chia sẻ với bạn bè qua công cụ mạng xã hội…Người dùng sẽ nhận được “xu” sau khi hoàn thành nhiệm vụ và được sử dụng chúng để mua hàng hóa trên sàn TMĐT này.
- Duolingo: Đây là một ứng dụng để giúp mọi người học ngôn ngữ và đã áp dụng hình thức App Gamification hiệu quả. Để thu hút người dùng sử dụng ứng dụng thường xuyên, Duolingo đã tạo ra các bảng xếp hạng thành tích theo dạng tích điểm. Mỗi khi học viên hoàn thành bài học hoặc thi vượt cấp thành công, họ sẽ nhận được các mức điểm và gia tăng thứ hạng ở trên bảng thành tích.
Như vậy, trên đây là một số thông tin cơ bản về hình thức game hóa ứng dụng từ khái niệm, lợi ích cho đến một số case study thực tế triển khai mô hình này thành công. Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm nhiều hiểu biết cũng như nắm rõ phương pháp sử dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Nội dung có sự tham khảo từ Bizfly App, xem thêm bài viết đầy đủ tại: https://bizfly.vn/techblog/game-hoa-ung-dung.html
Bizfly App – Dịch vụ thiết kế app chuyên nghiệp, uy tín theo yêu cầu cho doanh nghiệp
Vận hành bởi VCCorp
- Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
- Google Map: https://goo.gl/maps/sEAvt7UcCH3ANmvc8