Khi cần tư vấn những giải pháp để tiết kiệm băng thông hoặc tốc độ trang web, bạn sẽ phải tìm hiểu về kiến thức CDN là gì. Hiện có rất nhiều dùng web sử dụng CDN để tối ưu tốt nhất trang web của mình. Vậy để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, hãy cùng Bloghainguyen.com tìm hiểu thông qua bài viết hôm nay nhé!
- Cách cài đặt Google Analytics cho WordPress 2022 dễ dàng
- Cách lấy lại khi quên mật khẩu WordPress nhanh nhất
- Cách sửa lỗi error establishing a database connection nhanh chóng dễ dàng
- Cách sửa lỗi internal server error wordpress hiệu quả và đơn giản
- Cách trỏ tên miền về hosting mới nhất – Hướng dẫn chi tiết 2022
CDN là gì?
CDN là từ viết tắt của Content Delivery Network, có thể tạm dịch là mạng phân phối nội dung. Đây là một hệ thống máy chủ trên toàn cầu với nhiệm vụ lưu lại những bản sao nội dung để phân tán nó ra nhiều máy chủ khác nhau (PoP), những PoP này sẽ gửi thông tin mà người dùng cần khi họ vào xem trang web của bạn.
Cùng xem ví dụ về website có dùng CDN và không dùng CDN:
- Khi người dùng xem tập tin không có CDN, tức người dùng sẽ gửi yêu cầu thẳng đến máy chủ chứa website đó để lấy thông tin.
- Khi người dùng xem tập tin có CDN, tức người dùng sẽ vào website và PoP nhận nhiệm vụ phân phối nội dung cho người dùng.
Những hình thức của CDN
Khi lựa chọn những dịch vụ CDN khác nhau, bạn sẽ được hỗ trợ một số hình thức phổ biến sau:
Pull HTTP/Static
Với hình thức này, bạn chỉ cần khai báo tên miền trang web của bạn, sau đó PoP CDn sẽ đến trang web và lưu lại các hình ảnh, tập tin Javascript, CSS, video, và những nội dung tĩnh khác trên website. Như vậy, bạn có thể vào một tập tin bất kỳ trên web với đường dẫn CDN hoặc cũng có thể dùng tên miền riêng cho CDN đó.
POST/PUSH/PUT/Storage CDN
Hình thức này có thể gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau, nhưng lại có một điểm chung, đó là PoP sẽ không thu thập nội dung như bình thường, mà bạn sẽ là người tải nội dung đó qua CDN vào máy chủ qua các giao thức phổ biến như HTTP hay FTP. Hình thức này giúp bạn tiết kiệm không gian lưu trữ.
Streaming CDN
Phương thức này ra đời nhằm bổ sung việc hỗ trợ phát trực tiếp video, nó có thể giúp CDN phân phối streaming từ máy chủ và tiếp tục phân phối đến người xem mà vẫn tiết kiệm được băng thông. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tải thẳng streaming lên máy chủ CDN.
Lợi ích của việc dùng Content Delivery Network là gì?
Thực tế, việc sử dụng CDN giúp ích rất nhiều cho người dùng web và xử lý được những vấn đề nan giải khác, chẳng hạn như:
CDN giúp tiết kiệm băng thông cho máy chủ gốc
Băng thông của máy chủ chỉ cần xử lý một lần yêu cầu từ PoP CDN và người dùng sẽ lấy nội dung tập tin trên CDN. Do đó, máy chủ gốc không phải tiêu tốn thêm băng thông. Máy chủ sẽ tốn kém băng thông nếu bạn xóa những bản lưu trên CDN và các PoP phải lấy nội dung một lần nữa.
CDN giúp bạn tăng tốc lượt truy cập
PoP CDN đã được trải dài trên mọi châu lục, cho nên bạn nó có thể giúp tăng tốc lượt truy cập cho trang web của bạn đối với cả những người dùng ở xa. Một khi PoP càng được phát triển và mở rộng trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ thì việc truy cập sẽ được cải thiện đáng kể.
CDN giúp tiết kiệm dung lượng
Nếu muốn tiết kiệm dung lượng, bạn có thể sử dụng phương thức Push CDN, bởi các tập tin sẽ được chuyển đến máy chủ CDN. Để tránh tình trạng CDN xảy ra vấn đề, bạn nên lưu lại nội dung lại.
CDN giúp tiết kiệm chi phí
Chi phí mà bạn tiết kiệm được khi dùng dịch vụ CDN là chi phí băng thông. Khi sử dụng băng thông bạn mua đến thời điểm hết hạn hoặc cần nâng cấp, bạn có thể ứng dụng biện pháp này để tiết kiệm chi phí. So với việc mua băng thông, bạn bỏ tiền cho CDN sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Nên dùng CDN khi nào?
CDN có thể giúp bạn thực hiện rất nhiều công việc và còn tiết kiệm chi phí mua băng thông những khi cần. Tuy nhiên, không phải website nào cũng cần phải sử dụng CDN, dịch vụ này chỉ phát huy hết công dụng của nó khi:
- Dùng CDN khi máy chủ của trang web đặt xa người dùng
- Dùng CDN khi trang web có lượt truy cập lớn khiến tiêu tốn nhiều băng thông
- Khách hàng truy cập trang web là những người thuộc các quốc gia khác nhau
- Dùng CDN khi muốn sử dụng kỹ thuật Load Balancing FailOver
Một số lưu ý khi sử dụng CDN server
Không phải dịch vụ CDN nào cũng tốt, vì vậy, bạn nên tìm hiểu và xem xét kỹ, nhất là xem hệ thống PoP của nhà cung cấp. Một gợi ý tốt cho bạn là nên chọn dịch vụ CDN của nhà cung cấp có PoP tại nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có quốc gia khách hàng bạn đang sinh sống.
Nếu khách hàng của bạn thuộc đất nước Việt Nam, bạn có thể chọn một số dịch vụ CDN như: CDNSun, CDN.Net.
Thêm một lưu ý nữa bạn cần phải cân nhắc khi chọn dịch vụ CDN là hình thức thanh toán và giá cả. CDN có 2 dạng thanh toán, 1 là dùng bao nhiêu thanh toán bấy nhiêu hoặc thanh toán cố định từng tháng. Nếu web của bạn không tiêu tốn quá nhiều băng thông, bạn có thể chọn gói dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu hiawjc ngược lại.
Điều cuối cùng cần chú tâm là tốc độ, bạn hoàn toàn có thể kiểm chứng được tốc độ khi dùng dịch vụ và ping tới địa chỉ CDN.
Kết luận
Với những kiến thức phía trên giải thích ý nghĩa CDN là gì, bạn đã có thể tích cóp được kha khá nội dung của CDN. Không những vậy, bạn còn có thể biết được khi nào website mình cần đến dịch vụ CDN. Không phải web nào cũng cần dùng, bạn cần phải biết điều đó.