Linux cũng giống như Windows, chúng đều là một hệ điều hành thông thường và đòi hỏi bạn phải biết các lệnh cơ bản trong Linux thì mới có thể thực hiện các thao tác dễ dàng và nhanh chóng được. Nhiều người thường đánh giá Linux khó dùng, phức tạp và chỉ thích hợp cho những developer. Tuy nhiên, với các hướng dẫn hôm nay của Bloghainguyen.com chắc chắn bạn sẽ có cái nhìn khác hơn về hệ điều hành Linux.
- Cách cài đặt Google Analytics cho WordPress 2022 dễ dàng
- Cách lấy lại khi quên mật khẩu WordPress nhanh nhất
- Cách sửa lỗi error establishing a database connection nhanh chóng dễ dàng
- Cách sửa lỗi internal server error wordpress hiệu quả và đơn giản
- Cách trỏ tên miền về hosting mới nhất – Hướng dẫn chi tiết 2022
Linux là gì?
Linux thực chất thuộc hệ điều hành Unix và được phát triển dựa trên Linux Kernel. Hệ điều hành Linux được phát hành từ năm 1991 và ngày một phổ biến hơn nhờ vào bản chất mã nguồn mở.
Linux bao gồm những Linux Distro như: Mint, Ubuntu, Debian, Fedora và những hệ máy khá. Khi sử dụng hệ điều hành này, bạn cần phải dùng giao diện cho phép vào những dịch vụ của hệ điều hành như shell. Hầu như toàn bộ bản phân phối của Linux đều dùng đến giao diện đồ họa để làm shell. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dùng giao diện dòng lệnh CLI vì nó mạnh và hiệu quả hơn.
Tổng hợp các lệnh cơ bản trong Linux
Trước khi tìm hiểu các câu lệnh trong Linux, bạn cần mở giao diện dòng lệnh để hiểu rõ hơn những lệnh nói gì. Nếu đang dùng VPS từ xa, bạn có thể sử dụng putty để vào SSH và truy cập vào giao diện dòng lệnh trên máy VPS. Hoặc nếu dùng máy Linux local thì có thể tìm giao diện dòng lệnh ở mục Utilities.
Một số lệnh cơ bản trong Linux như sau:
pwd command
Đây là lệnh dùng để tìm đường dẫn của folder hiện tại, nơi mà bạn đang ở. pwd command có thể trả về đường dẫn đầy đủ bắt đầu bằng dấu “/”, chẳng hạn như: /home/username.
Command cd
Command cd giúp chuyển hướng đến tập tin Linux. Bạn cần nhập đầy đủ đường link hoặc tên thư mục muốn chuyển tới.
Ví dụ đơn giản: Nếu bạn muốn chuyển đến thư mục Photos trong khi bạn đang ở home/username/Documents, bạn có thể nhấn cd Photos để đi đến đó.
Thêm một trường hợp khác, khi bạn muốn chuyển đến một danh mục hoàn toàn mới chẳng hạn /home/username/Movies, bạn có thể gõ theo cách dưới đây:
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách di chuyển nhanh với command cd dưới đây:
- cd .. : Lệnh này giúp di chuyển lên 1 cấp của thư mục trên.
- cd: Lệnh tới thẳng thư mục home.
- cd-: Lệnh di chuyển đến thư mục bạn đã ở trước đó.
Lưu ý, shell của Linux có phân biệt chữ hoa và chữ thường, nên khi gõ cần yêu cầu độ chính xác cao.
Command ls
Chức năng của command này là để xem các nội dung bên trong thư mục. Trường hợp muốn xem nội dung của thư mục khác, bạn có thể nhập ls và điền đường dẫn của thư mục.
Ví dụ cụ thể: ls/home/username/Document và xem nội dung trong Documents.
Bạn cũng có thể dùng ls trong những trường hợp sau đây:
- ls -R: Lệnh liệt kê những file và cả những thư mục phụ.
- ls -a: Lệnh liệt kê những file ẩn.
- ls -al: Lệnh liệt kê thư mục và file với tất cả các thông tin chi tiết như kích thường, phân quyền, chủ sở hữu, …
Command cat
Command cat là lệnh được dùng rất thường xuyên trong Linux, bạn có thể dùng lệnh này để xem nội dung trong output tiêu chuẩn “sdout”. Cách chạy lệnh cat như sau: cat file.txt.
Một số cách sử dụng cat khác:
- cat > filename: Lệnh tạo file mới.
- cat filename1 filename2>filename3: Lệnh nhập file 1 và 2 lưu vào file 3.
- cat filename | tr a-z-A-Z >output.txt: Lệnh chuyển file từ in thường sang in hoa và ngược lại.
Command cp
Người dùng có thể sử dụng command cp để copy file ở thư mục hiện tại. Ví dụ: command cp image.jpg /home/username/Pictures nhằm tạo bản sao chép file image.jpg vào trong thư mục Pictures.
Command mv
Nhiệm vụ chính của command mv là di chuyển files và đổi tên files. Arguments của mv tương tự như cp, bạn chỉ cần nhập mv, tên file và nơi cần chuyển đến: mv file.txt /home/username/Documents.
Với cách đổi tên file thì bạn cần thực hiện như sau: mv oldname.ext newname.ext.
Command mkdir
Linux command này dùng được tạo một thư mục hoàn toàn mới, chẳng hạn: mkdir Blog.
Cách dùng khác của command mkdir:
- mkdir Blog/Newfile: Tạo thư mục mới bên trong một thư mục nào đó.
- mkdir -p Blog/2020/Newfile: Tạo thư mục giữa 2 thư mục đã tồn tại.
Command rmdir
Command rmdir là một trong các lệnh cơ bản trong Linux dùng để xóa thư mục, nhưng bạn chỉ được xóa những thư mục trống.
Command rm
Lệnh này cũng tương tự như command rmdir, bạn có thể nhaand rm -r để xóa thư mục hoặc nội dung bên trong. Với những lệnh xóa, bạn cần cẩn thận vì đã xóa rồi thì không khội phục được.
Command locate
Bạn có thể dùng command locate để định vị file, đặc biệt khi bạn dùng argument -i với lệnh này sẽ ngưng tình trạng phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Command find
Cũng nhận nhiệm vụ tìm file, nhưng command find có thể xác định được vị trí cụ thể của file đó ở trong thư mục nào.
Ví dụ minh họa: tìm file doc.txt bạn nhất command find /home/ -name doc.txt.
Những lệnh khác với find:
- find . -name doc.txt: Tìm file trong thư mục hiện tại đang ở.
- / -type d -name doc.txt: Tìm file được dùng.
Command grep
Một trong các lệnh cơ bản trong Linux giúp bạn tìm kiếm những text dựa trên tập tin nhất định.
Command df
Lệnh này dùng để nhận các báo cáo về dung lượng lưu trữ trong hệ thống dưới tỷ lệ phần trăm và KBs.
Command du
Command du giúp bạn kiểm tra dung lượng của thư mục hoặc các file. Tuy nhiên, dung lượng sẽ được báo cáo dưới hình thức hiển thị của block numbers ổ đĩa thay vì sử dụng định dạng kích thường thông thường.
Command head
Lệnh head sẽ hỗ trợ bạn xem dòng đầu tiên trong file văn bản, cụ thể là bạn có thể xem 10 dòng đầu hoặc thay đổi số dòng theo mong muốn.
Command tail
Ngược lại với command head, command tail giúp bạn xem 10 dòng cuối của bất kỳ file văn bản nào, bạn có thể kiểm tra bằng cách nhấn tail -n filename.ext.
Command tar
Các lệnh cơ bản trong Linux có cả command tar và nó nhận nhiệm vụ lưu trữ nhiều file vào tarball.
diff command
diff ở đây là từ viết tắt của different, bạn có thể sử dụng lệnh này để so sánh sự khác nhau giữa nội dung của 2 files từng dòng một. Nó sẽ xem xét cả 2 file và rút ra những dòng không trùng khớp. Ví dụ: diff file1.ext file2.ext.
Kết luận
Ngoài các lệnh cơ bản trong Linux trên, còn có rất nhiều lệnh cơ bản khác mà bạn cần phải bổ sung khi sử dụng hệ điều hành Linux. Hãy thử thực hành và ghi nhớ các lệnh trên để quá trình sử dụng của bạn được dễ dàng và thuận lợi hơn!