HTTPS là gì? Đây là giao thức được phát triển sau giao thức HTTP và được cho rằng có tính bảo mật cao hơn so với giao thức HTTP cũ. Mạng internet ngày một phát triển và chính nó đã trở thành nguyên nhân khiến người dùng sợ hãi thông tin bị đánh cắp. Cùng Bloghainguyen.com tìm hiểu về giao thức HTTPS và những thông tin bổ ích của giao thức này trong bài viết hôm nay!
- NGINX là gì? Giới thiệu tất cả thông tin về Nginx web server
- Ngôn ngữ HTML là gì? Ngôn ngữ bắt buộc cần phải học của mọi lập trình viên
- Những cách sửa lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN hiệu quả
- React là gì? Tất cả kiến thức bạn cần biết về ReactJS
- Tạo VPS Free vĩnh viễn với 25$ tại UpCloud thời hạn sử dụng thoải mái
HTTP là gì?
HTTP là từ viết tắt của cụm Hypertext Transfer Protocol, đây chính là giao thức giúp truyền tải siêu văn bản. Nó cũng chính là giao thức chuẩn của WWW (World Wide Web). Không những truyền tải dữ liệu bằng văn bản, HTTP còn giúp người chuyển tải hình ảnh, video từ Web Server đến những trình duyệt web thích hợp mà người dùng đang sử dụng. Việc truyền tải này được áp dụng cho cả hai chiều.
HTTP cũng chỉ là một trong số các giao thức đang được sử dụng trên môi trường internet như TCP/IP. Dành cho những bạn chưa biết, TCP/IP chính là giao thức giúp truyền tải thông tin cài đặt chồng giao thức được nhiều mạng máy tính thương mại áp dụng. TCP là từ viết tắt của Transmission Control Protocol và IP và từ viết tắt của Internet Protocol.
HTTP đang hoạt động dựa trên mô hình Client – Server (tức máy khách – máy chủ). Khi bạn truy cập vào website nghĩa là bạn đang tiến hành giao tiếp giữa hai đối tượng trên.
Khi bạn vào trang web nào đó thông qua giao thức HTTP, trình duyệt mà bạn đang dùng sẽ kết nối với server của trang web đó dựa trên địa chỉ IP mà DNS cung cấp. Sau khi máy chủ đã nhận được lệnh, nó sẽ trả về kết quả tương ứng, trong đó sẽ bao gồm: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, …
Khi kết nối và trao đổi thông tin, trình duyệt mà người dùng sử dụng sẽ thừa nhận địa chỉ IP đến từ server website mà người dùng muốn truy cập. Điều đặc biệt là những thông tin được gửi từ giao thức HTTP sẽ không có bảo mật cũng như chưa được mã hóa. Đây chính là cơ hội để các hacker lấy thông tin của người dùng.
HTTPS là gì?
Sau khi đã phân tích HTTP, bạn cần biết HTTPS là gì để so sánh sự khác biệt của hai giao thức này. HTTPS là từ viết tắt của cụm Hypertext Transfer Protocol Secure, nó có công dụng truyền tải thông tin một cách an toàn nhất. HTTPS cũng chính là HTTP nhưng điểm khác biệt ở đây là nó được trang bị thêm chứng chỉ bảo mật SSL. Hiểu một cách đơn giản, khi bạn truy cập vào trang web sử dụng giao thức HTTPS thì sẽ an toàn hơn so với trang web dùng HTTP.
HTTPS hoạt động tương tự như HTTP, chứng chỉ SSL hoặc TLS bổ sung chỉ làm tăng thêm tính bảo mật. Hai chứng chỉ này được đánh giá an toàn đối với hàng triệu website.
So sánh giao thức HTTP và HTTPS
Phía trên chỉ là cách giúp bạn phân biệt đơn giản nhất về hai giao thức này. Dưới đây là những điều khác biệt cụ thể giữa hai giao thức.
Về chứng chỉ SSL hay TLS
Sự khác biệt lớn nhất của hai giao thức HTTP và HTTPS chính là SSL hay TLS. HTTPS được tích hợp thêm chứng chỉ bảo mật này còn HTTP thì không. Nhưng phải nói một điều là giao thức HTTPS được yêu thích hơn trong thời buổi công nghệ hóa và mọi thứ đều dễ bị đánh cắp trên internet.
Về Port trên cả hai giao thức
Port được biết đến như cổng xác định thông tin của máy người dùng, từ đó phân loại và chuyển đến máy chủ. Có rất nhiều Port và chúng có những chức năng khác nhau. HTTP sử dụng Port 80, còn HTTPS sử dụng Port 443.
Về tính bảo mật
Giao thức HTTPS sẽ giúp bạn xác thực tính đích danh của website dựa trên việc xác thực bảo mật. Phương thức bảo mật này được xác minh bởi những tổ chức phát hành chứng thực hàng đầu Certificate Authority (CA). HTTP sẽ không được xác thực bảo mật, cho nên bạn sẽ bị tình trạng nghe lén hoặc bị đánh cắp thông tin cá nhân.
Nên sử dụng HTTPS cho website hay không?
Trước kia khi HTTP còn được dùng phổ biến, HTTPS chỉ dùng cho những website của ngân hàng, tài chính hoặc sàn thương mại điện tử giúp bảo mật thông tin thanh. Nhưng đến nay khi tính bảo mật ngày càng được đề cao, HTTPS được yêu thích hơn. Bạn cũng có thể dựa trên những lý do sau để chọn HTTPS cho website của mình.
HTTPS có tính bảo mật thông tin cao
HTTPS đảm bảo việc chuyển giao thông tin giữa máy khách và máy chủ được diễn ra một cách an toàn và không có sự can thiệp của bên thứ 3. Nếu người dùng vào những trang web không sử dụng giao thức HTTPS, thì nguy cơ bị tấn công sniffing là điều hoàn toàn có thể. Cụ thể, bạn sẽ mất những thông tin về thẻ tín dụng, các mật khẩu hoặc email. Thậm chí, mọi hành động trên internet của bạn đều bị quan sát.
Tránh bị lừa bởi website giả mạo
Thực tế, server nào cũng có thể giả mạo thành server của bạn để đánh lừa người khác và lấy thông tin. Khi sử dụng HTTPS, trình duyệt máy của khách sẽ yêu cầu kiểm tra chứng chỉ SSL của máy chủ để đảm bảo việc cung cấp thông tin được diễn ra an toàn.
Tăng uy tín cho website
Nếu website của bạn sử dụng giao thức HTTPS thì người dùng sẽ tin tưởng vào tính bảo mật của website hơn. Mọi trình duyệt hiện nay đều cảnh báo người dùng về những trang website bảo mật thấp, cho nên bạn cần đáp ứng điều này.
Người dùng chính là yếu tố giúp website của bạn phát triển, vì vậy, hãy đảm bảo tính bảo mật cho người dùng của mình nhé!
Người làm SEO nên chọn giao thức HTTPS
Kể từ khi nhìn thấy được lợi ích của website sử dụng giao thức HTTPS, Google đã có những chính sách đánh giá cao trang web HTTPS. Đây cũng là hành động khuyến khích những người lập web sử dụng giao thức này.
Nếu công ty hay cá nhân bạn đang phát triển website theo hướng chuẩn SEO thì nên lưu ý điều này.
Mặc dù, HTTPS sẽ chậm hơn so với giao thức HTTP nhưng việc chậm trễ này không đáng kể.
Kết luận
Tóm lại, qua các thông tin trên chắc hẳn người dùng đã hiểu HTTPS là gì, bạn nên sử dụng giao thức này thay cho HTTP để đảm bảo tính an toàn cho cả website bạn và người dùng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của HTTPS!