Nếu bạn không phải là người am hiểu nhiều về công nghệ và cũng không rành về các trang web nhưng vẫn muốn tìm cách tạo trang web thì đây là bài viết dành cho bạn. Với 4 bước đơn giản, bạn đã có thế hình thành một trang web riêng cho mình và thỏa sức đam mê với các dự án, chiến lược mới.
- Admin là gì? Admin Facebook và Admin Website nghĩa là làm gì?
- 1 Bài viết chuẩn SEO là như thế nào? Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO
- Bảo mật 2FA là gì? Hướng dẫn cách sử dụng xác thực hai yếu tố
- Blog cá nhân là gì? Những bước để trở thành 1 Blogger chuyên nghiệp
- Bootstrap là gì? Khái niệm và hướng dẫn sử dụng bootstrap mới nhất
Trang web là gì?
Giống như https://bloghainguyen.com, website là nơi tập hợp những trang thông tin gồm những nội dung bằng hình ảnh, video, văn bản, âm thanh, chữ số, … được lưu trữ trên web server hay còn gọi là máy chủ. Khách truy cập sẽ thông qua mạng internet để xem những thông tin này.
Trang web là một trang trong website hay còn được gọi là web page trong tiếng anh. Trang web là tài liệu được hiểu thị trên những trình duyệt như Google Chrome, Firefox, Opera, Safari, …
Mặc dù hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau nhưng người ta vẫn thường hay nhắc đến trang web giống như cách nhận biết về website.
Hướng dẫn cách tạo trang web
Bước 1: Lên ý tưởng cho cách tạo trang web
Ý tưởng làm nên trang web của mỗi người là khác nhau và hiện cũng có rất nhiều ý tưởng đã được triển khai. Nếu lựa chọn ý tưởng đúng, bạn có thể kiếm tiền từ website của mình khi web đã lớn mạnh.
Một số ý tưởng cho cách tạo trang web phổ biến hiện nay:
- Blogs: Có rất nhiều người đã thành công với ý tưởng thiết kế website dạng blog với các chủ đề như ẩm thực, âm nhạc, du lịch, … Bạn có thể chọn cách viết blog để kinh doanh hoặc phục vụ cho sở thích cá nhân.
- Bán hàng: Hiện có rất nhiều người chọn phương thức kinh doanh online khi dropshipping ngày một phát triển, phương án này có thể khiến họ tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng thông thường. Ngoài ra, có những đơn vị vẫn làm website để phục vụ cho việc tìm kiếm thông tin sản phẩm của khách hàng.
- Giáo dục: Nếu bạn có kiến thức, kỹ năng về một lĩnh vực nào đó, hãy làm website tạo khóa học riêng để hướng dẫn cho người khác và tích lũy thêm kiến thức cho bản thân.
- Tin tức: Bạn có kỹ năng nắm bắt tin tức một cách nhanh chóng tại sao không nghĩ đến việc lập một website để cung cấp tin tức cho bạn đọc. Nhu cầu về các tin tức hiện đang rất phổ biến và bạn nên suy nghĩ về chủ đề này.
- Cộng đồng online: Chủ đề này khá khó khăn vì tốn nhiều thời gian, nhưng nếu thực hiện được bạn sẽ tạo nên một trang web mạnh đấy!
- Trang web danh mục sản phẩm: Hãy mang những dự án của mình vào website để tạo lợi thế trong những kế hoạch kinh doanh, các cuộc phỏng vấn và đấu thầu.
Bước 2: Đăng ký tên miền
Tên miền tức là tên website của bạn, bạn nên suy nghĩ thật kỹ cho tên miền vì nó là yếu tố thu hút người xem. Bạn nên tạo cho mình một khởi đầu thuận lợi từ một tên miền hấp dẫn.
Các bước để có một tên miền hay:
- Liệt kê ra những tên miền muốn đặt
- Lên các trang tên miền để kiểm tra xem những tên đó đã có ai dùng chưa
- Chọn tên miền hay nhất
- Liên hệ để đặt mua
- Hoàn tất việc đăng ký tên miền
Bước 3: Mua hosting
Hosting giống như một mảnh đất cho website của bạn vậy, nó là nơi để bạn lưu trữ files của trang web và giúp trình duyệt của khách truy cập tải được dữ liệu khi cần thiết. Ngoài tên miền thì hosting cũng là một yếu tố cần cho một trang web. Hiện trên thị trường cung cấp rất nhiều loại web hosting, bạn có thể dựa vào nhu cầu để chọn gói phù hợp.
Bước 4: Chọn nền tảng và bắt đầu cách lập trang web
Một số nền tảng bạn có thể chọn khi tạo trang web gồm có:
- Dùng CMS: CMS là một hệ thống quản trị nội dung giúp bạn có thể thiết kế, làm website và xây dựng nội dung cho website hiệu quả. Hiện tại có đến 3 thương hiệu CMS được nhiều người biết đến là WordPress, Drupal và Joomla!. Cả 3 loại này đầu là mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí nhưng trong đó WordPress nổi bật hơn và được nhiều người dùng hơn vì là CMS mạnh mẽ.
- Mặt khác, cả 3 loại này đều dùng PHP làm nền, các templates/theme do bạn thiết kế và không đòi hỏi bạn phải có kiến thức về lập trình web.
E-commerce Scripts: Nếu như bạn làm web để bán hàng thì cần Phải sử dụng các script thương mại điện tử như WooCommerce, PrestaShop hoặc Magento. - Website Builder: Đây là một công cụ khiến cho việc làm trang web đạt đến một tầm cao mới. Khi mới hình thành, Website Builder còn bị giới hạn bởi các tính năng, tùy biến, nhưng hiện tại nó đã có được chỗ đứng trên thị trường. Theo như nhiều đánh giá cho thấy, Website Builder và CMS không thể tùy biến được nhiều nhưng vẫn mang lại hiệu quả tốt. Những công cụ này sẽ giúp cho quá trình làm web của bạn nhanh hơn và không cần mất quá lâu để tìm hiểu.
- Viết code: Nếu bạn có kiến thức về code và biết cách viết code thì nên đi theo con đường này, vì nó cho bạn nhiều sự lựa chọn hơn về các tính năng mong muốn.
Hướng dẫn tạo website bằng WordPress
Cài đặt
B1: Truy cập vào mục :Control Panel của Hostinger để chọn “Auto installer”
B2: Nhập cụm từ WordPress và chọn vào WordPress
B3: Điền đầy đủ thông tin
B4: Hoàn thành cài đặt, sau đó điền tên web, username và password để đăng nhập vào trang web của bạn
Themes và Thiết kế
Bạn có thể chọn một trong các theme mà WordPress cung cấp. Ở đây có rất nhiều theme khác nhau sẽ phù hợp với chủ đề mà bạn định làm.
Bạn chỉ cần vào Appearance và chọn Themes trong dashboard là thấy được.
Nếu đã chọn được mẫu yêu thích, bạn nhấn nút “Add New” để xem trước khi cài đặt.
Nếu trong quá trình sử dụng, bạn muốn thay đổi theme thì có thể chọn Appearance và chọn Customize.
Content and Pages
Pages: Là thành phần cơ bản nhất của website, bạn có thể tạo một trang tĩnh như Home, Contact us hoặc About us, …
Posts: Đây được gọi là phần tạo nội dung động như blog post hoặc bài viết chẳng hạn.
Media: Bao gồm hình ảnh, video, files audio, bạn có thể thêm chúng vào bài viết hoặc trang của mình.
Plugins và Extensions
Nhờ vào WordPress, bạn có thể cập nhật những tính năng mới một cách dễ dàng hơn. Bạn có thể thêm Plugins bằng cách nhấn Add New trong phần Installed Plugins.
Những WordPress plugins cần cách tạo trang web của bạn:
- Yoast SEO
- All-in-One WP Migration
- WooCommerce
- Really Simple SSL
- Jetpack
- Contact Form 7
- Wordfence
- Easy Table of Contents
- TinyPNG
- bbPress
- Beaver Builder
Bước 5: Lập kế hoạch để phát triển website
- Hiểu về thị trường bạn đang làm: Bạn nên chọn thị trường ngách và hướng đi cho website của bạn để không bị lệch hướng khi phát triển web.
- Phân tích trang web của bạn bằng Google Analytics.
- Kiểm tra tài nguyên của bạn để không bị gián đoạn bởi những vấn đề liên quan đến server.
- Dùng giao thức HTTPS để bảo mật
- Tạo một môi trường để thử nghiệm trang web và nhận phản hồi từ khách hàng để cải thiện
Ngoài ra, bạn cần phải quan tâm đến tính bảo mật, cải thiện tốc độ của trang web và lập kế hoạch cho các bước tiếp theo để phát triển trang web.
Kết luận
Với bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về cách tạo trang web đơn giản nhưng cực kỳ chất lượng. Xây dựng một trang web tốt sẽ mang thương hiệu của bạn đi xa hơn và thậm chí là kiếm được tiền nhờ vào website đó. Chúc bạn thành công với những bước thiết kế web trên.